Thành phần trong mousse

Thành phần trong mousse

Thành phần trong mousse  

I. Latex cao su : Latex cao su được chia làm 2 loại :
Latex cao su thiên nhiên (NR: Natural Rubber): Hay nói chính xác là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ.
Cấu tạo latex bao gồm:
- Pha phân tán : các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
- Pha phân tán: các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
-Môi trường phân tán: serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)
Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber) có rất nhiều loại :
Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer(cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethilene – Propilene copolimer(EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl)​; Polychloroprene(cao su Neoprene viết tắt là CR); Polysilicone (cao su Silicone); Acrylonitrile – Butadiene copolymer(caosu Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU)…
Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng.Tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm hiện nay chủ yếu dùng latex cao su tổng hợp SBR.   
II. Chất tạo bọt :
Là những chất có khả năng phóng thích chất khí như N2,O2,...Tạo thành những khoảng trống như lỗ ong (lỗ cực nhỏ),...
Thường ở dạng bột ,dạng dung dịch hay nhũ tương ,như potassium oleate ,hỗn hợp của soap và chất ổn định gọi là : Emulsion E3.
III. Chất gel hóa :
Là chất tăng căng bề mặt,giữ bọt khí ở trạng thái ổn định ,như : sodium silicofluoride ,CO2,CFC,...
IV. Chất ổn định bọt :
Có tác dụng giữ cho bọt không bị vỡ ,ki ta khuấy tạo bọt ,như ZnO,Foamax,...
V. Hệ lưu hóa :
Thường sử dụng hệ lưu hóa lưu huỳnh ,...dùng chung với ZnO,acid stearic,...
VI. Hệ phòng lão : amin,phenol,...

Tham khảo : Cao su là gì ?

NHẤN VÀO ĐÂY, ĐỂ XEM HƯỚNG DẪN : NHẬN BÁO GIÁ 


Tin tức liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn